Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên?

Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên?

Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:

III. MỤC TIÊU
[...]
2. Mục tiêu đến năm 2030
- 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên;
- Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số;
- Xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G;
- Triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 06 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps;
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ;
- Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế;
- Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 03 lần dung lượng sử dụng thực tế);
-Phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center); Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước và sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub);
- Số lượng kết nối loT đạt mức trung bình cao của thế giới hoặc trung bình mỗi người dân 04 kết nối IoT;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 70%.

Như vậy, mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số phấn đấu đạt 100% người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10102024/chien-luoc-ha-tang-so.jpg

Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên? (Hình từ Internet)

04 nhiệm vụ trọng tâm phát triển hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?

Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 4 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024, 04 nhiệm vụ trọng tâm phát triển hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 gồm:

- Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số.

- Tiện ích số được thiết kế để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số – bắt đầu từ danh tính số, thanh toán số, hóa đơn số, xác minh tài liệu số và trao đổi dữ liệu. Các tiện ích số và các nền tảng cung cấp công nghệ số như dịch vụ mới sẽ được phát triển đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số, xã hội số.

- Phát triển các nền tảng cung cấp công nghệ số như dịch vụ sử dụng ít dữ liệu hơn, cần ít sức mạnh tính toán hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn cung cấp công nghệ AI, blockchain, IoT như dịch vụ.

- Sử dụng dịch vụ công nghệ AI, blockchain, IoT để thông minh hoả, tự động hoá các hoạt động kinh tế, xã hội.

Giải pháp ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 5 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024, giải pháp ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đó là:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác (giao thông, điện, chiếu sáng...) phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.

- Hoàn thiện các chính sách, thúc đẩy, bảo đảm trong quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tinh phải sẵn sàng cho phát triển hạ tầng số (ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet, trạm cập bờ kết nối quốc té...).

- Phát triển các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột trong phát triển hạ tầng số.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu cấp quốc gia, trung tâm dữ liệu cấp vùng theo quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, kết hợp đồng bộ với hạ tầng điện, kết nối cáp quang biển, trạm cập bờ, mạng cáp quang trục trong nước, trạm trung chuyển Internet.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tần số bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về tần số cho phát triển thông tin di động băng rộng (4G, 5G và thế hệ tiếp theo) cũng như nhu cầu phát triển của hạ tầng IoT.

- Hoàn thiện chính sách, bảo đảm khả năng triển khai hạ tầng băng rộng đồng bộ với hạ tầng ngành khác (giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, chiếu sáng, năng lượng) theo nguyên tắc tăng cường chia sẻ, dùng chung.

- Tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động, tích cực).

- Triển khai xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương.

- Thúc đẩy chia sẻ hạ tầng mạng dùng chung giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật để mở rộng vùng phủ sóng mạng di động 4G, 5G cũng như giảm thiểu chi phí đầu tư.

- Nghiên cứu, triển khai sử dụng thông tin liên lạc vệ tinh để phủ sóng các khu vực đặc biệt khó khăn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh giám sát và phân tích các chỉ số chất lượng về trải nghiệm của người sử dụng.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các ứng dụng cho công nghệ di động 5G phục vụ các ngành kinh tế.

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển đổi số
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 57 nq tw ngày 22/12/2024: Mục tiêu đến năm 2030 theo Nghị quyết 57 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 57-NQ/TW 2024 pdf tải về? Nghị quyết 57-NQ/TW 2024 đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển đổi số
Nguyễn Thị Kim Linh
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào