Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?
Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?
Ngày 09/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tại Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 thực hiện Chiến lược hạ tầng số như sau:
- Phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình.
- 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G.
- Đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới.
- Hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Data Center).
-Phát triển các trung tâm chuẩn quốc tế, trong đó chỉ số dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo các tiêu hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE - Power Usage Effectiveness) không vượt quá 1,4.
- Trung bình mỗi người dân có 01 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things).
- Mỗi người dân có 01 định danh số.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%.
- Phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,...) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội.
Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trọng tâm phát triển Hạ tầng viễn thông và Internet là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm phát triển Hạ tầng viễn thông và Internet thực hiện Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đó là:
- Phổ cập kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp đến hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: cáp quang; wifi thế hệ mới;...
- Tăng cường đầu tư phát triển các hệ thống truyền dẫn quốc tế (cáp quang biển, đất liền, vệ tinh), truyền dẫn trong nước dung lượng lớn, bảo đảm nhu cầu dự phòng, kết nối đa dạng, an toàn, bền vững.
- Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, sử dụng chung các tuyến cáp quang quốc tế, bảo đảm khai thác hiệu quả dung lượng, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư. Đồng thời nghiên cứu, đầu tư tối thiểu 02 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ. Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 02 năm) dự phỏng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu.
- Hệ thống truyền dẫn trong nước: Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, tiếp tục xây dựng và mở rộng mạng cáp quang băng rộng tốc độ cao đến các thông bản trên cả nước, thực hiện phổ cập sẵn sàng kết nối cáp quang băng rộng đến hộ gia đình có nhu cầu. Nghiên cứu, bổ sung tuyến cáp quang dọc theo các tuyến đường cao tốc và các tuyến đường giao thông khác đáp ứng nhu cầu về dung lượng truyền dẫn trong nước và phục vụ cho mục đích dự phòng.
- Tập trung mở rộng vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ mạng di động 5G tại các khu vực trọng điểm:
+ Khu vực hành chính công;
+ Khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu du lịch trọng điểm;
+ Cơ sở y tế;
+ Các trường cao đẳng, đại học;
+ Đầu mối giao thông;
+ Hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy;
+ Trung tâm thương mại;
+ Khu dân cư phức hợp;
+ Khu vực tập trung đông dân cư;
+ Các tòa nhà thương mại, khách sạn;
+ Các thị trấn và khu vực trọng điểm ở nông thôn.
- Phát triển mạng di động 5G và các thế hệ tiếp theo. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai các công nghệ mới trong quá trình phát triển hạ tầng số như mạng di động 6G, Open RAN, mô hình dữ liệu mở, ...
- Sẵn sàng tần số triển khai công nghệ thế hệ tiếp theo (công nghệ di động 6G; wifi thế hệ mới; vệ tinh,...).
- Triển khai sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam.
Chiến lược hạ tầng số đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 5 Quyết định 1132/QĐ-TTg năm 2024, Chiến lược hạ tầng số đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 gồm:
- Thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số có trách nhiệm từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng của mình.
- Bảo vệ quyền lợi người sử dụng, ứng phó, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên hạ tầng viễn thông.
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho hạ tầng số bao gồm việc triển khai các biện pháp để bảo vệ nhiều lớp, giám sát, cảnh báo sớm, ứng cứu sự cố, phục hồi hệ thống kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?