Từ 15/11/2024, dây căng của Cảnh sát Giao thông sẽ có thêm tiếng Anh?
Từ 15/11/2024, dây căng của Cảnh sát Giao thông sẽ có thêm tiếng Anh?
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 67/2019/TT-BCA được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/11/2024) có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Nội dung thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm: Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đăng ký, cấp biển số xe; chỉ huy, điều khiển giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
2. Khu vực thực thi công vụ là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực thực thi công vụ phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Dây căng là dây có nền màu đỏ, viền màu vàng, chiều rộng từ 5cm đến 10cm; trên dây có in dòng chữ “HÀNG RÀO CẢNH SÁT. CẤM VƯỢT QUA - POLICE LINE. DO NOT CROSS” màu vàng có phản quang.
Theo đó, dây căng của Cảnh sát Giao thông là dây có nền màu đỏ, viền màu vàng, chiều rộng từ 5cm đến 10cm; trên dây có dòng chữ: "HÀNG RÀO CẢNH SÁT. CẤM VƯỢT QUA - POLICE LINE. DO NOT CROSS" màu vàng có phản quang.
Trước đó theo Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019, mẫu dây căng của CSGT ghi dòng chữ "KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG".
Như vậy, theo Thông tư mới của Bộ Công an, dây căng của Cảnh sát giao thông được quy định ghi thêm dòng chữ bằng tiếng Anh: "POLICE LINE. DO NOT CROSS".
Từ 15/11/2024, dây căng của Cảnh sát Giao thông sẽ có thêm tiếng Anh? (Hình từ Internet)
Nhân dân được giám sát cảnh sát giao thông thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA quy định về hình thức giám sát của Nhân dân như sau:
Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;
d) Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc giám sát của Nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ;
b) Không được vào khu vực thực thi công vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trừ người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, nhân dân được giám sát cảnh sát giao thông thông qua các hình thức sau:
- Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
- Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;
- Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.
2. Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.
- Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?