Quy định mới về rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng từ ngày 20/11/2024?
Quy định mới về rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng từ ngày 20/11/2024?
Ngày 30/9/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 47/2024/TT-NHNN sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 47/2024/TT-NHNN sửa đổi như sau:
Điều 1. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN như sau:
“3. Chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành.”
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành như sau:
Điều 3. Hình thức tiền gửi rút trước hạn
1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
2. Tiền gửi có kỳ hạn.
3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.
4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo đó, từ ngày 20/11/2024 có 04 hình thức tiền gửi rút trước hạn là:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành.
- Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Như vậy, Thông tư 47/2024/TT-NHNN đã sửa đổi hình thức tiền gửi rút trước hạn tức từ ngày 20/11/2024 kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành sẽ không được rút trước hạn.
Thông tư 04/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2024.
Quy định mới về rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng từ ngày 20/11/2024? (Hình từ Internet)
Lãi suất rút trước hạn tiền gửi khi rút trước hạn một phần tiền gửi xác định như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN có quy định lãi suất rút trước hạn một phần tiền gửi như sau:
Điều 5. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi
1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:
a) Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;
b) Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.
Theo đó, trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi thì mức lãi suất rút trước hạn tiền gửi được xác định như sau:
- Phần tiền gửi rút trước hạn: Áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;
- Phần tiền gửi còn lại: Áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.
Khách hàng khi rút tiền gửi có được nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán khác không?
Tại Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-NHNN có quy định nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn như sau:
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn
1. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó.
3. Khách hàng thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp luật, người giám hộ gọi chung là người đại diện theo pháp luật).
4. Đối với tiền gửi chung có kỳ hạn, khách hàng gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán chung của tất cả khách hàng. Người cư trú và người không cư trú không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn. Tổ chức và cá nhân không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
[…]
Theo đó, nếu khách hàng khi rút tiền gửi thì việc nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn bắt buộc phải được nhận qua tài khoản thanh toán của chính mình có nghĩa là không được nhận qua tài khoản thanh toán của người khác hay uỷ quyền cho người khác nhận thay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?