Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?

Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức? Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hiện nay là gì?

Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?

Theo Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD Về việc đề nghị thẩm định dự án Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì dự án Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

Tải Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và đào tạo:

Tại đây

Tải dự thảo Luật Nhà giáo (Lần 3)

Tại đây

Theo Điều 13 Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) Tại đây đề xuất

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau:
a) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân;
b) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
c) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học;
d) Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
đ) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật;
e) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng giấy phép hành nghề dạy học dưới mọi hình thức;
g) Tự ý bỏ việc, tham gia đình công trái pháp luật;
h) Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân có các hành vi sau:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo;
b) Cản trở hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo;
c) Phân công nhà giáo không đúng với thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng dạy học;
d) Phân biệt đối xử giữa những nhà giáo dưới mọi hình thức;
đ) Trả lương không đúng theo hợp đồng; thực hiện không đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định;
e) Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo và trong trường hợp các sai phạm chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề dạy học.

Theo đó, Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

Như vậy, nếu Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) được thông qua thì việc công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo và trong trường hợp các sai phạm chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề dạy học sẽ coi là hành vi bị nghiêm cấm.

Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?

Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hiện nay là gì?

Theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hiện nay gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

- Xuyên tạc nội dung giáo dục.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Những nội dung công khai thông tin kế hoạch hoạt động giáo dục phổ thông là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định nội dung công khai thông tin kế hoạch hoạt động giáo dục phổ thông năm 2024 bao gồm:

- Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó thể hiện rõ đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan;

- Kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;

- Quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh;

- Các chương trình, hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện, sinh hoạt cho học sinh ở cơ sở giáo dục;

- Thực đơn hằng ngày của học sinh (nếu có).

Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: 08 điểm mới về chính sách nhà giáo theo Tờ trình 656/TTr-CP 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: 06 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về Đạo đức nhà giáo cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách tiền lương đối với giáo viên theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất hiệu trưởng, hiệu phó được nghỉ 8 tuần/năm như giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà giáo
Tạ Thị Thanh Thảo
324 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào