Tết Âm lịch 2025: Phạm nhân có được giảm án phạt tù hay không?
Tết Âm lịch 2025: Phạm nhân có được giảm án phạt tù hay không?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp:
- Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4);
- Ngày Quốc khánh (2/9)
- Tết Nguyên đán (Tết âm lịch).
Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
Đồng thời, để được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, phạm nhân phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, cụ thể:
Thứ nhất: Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;
Thứ hai: Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên.
Như vậy, theo quy định pháp luật, phạm nhân đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên có thể được xem xét giảm án vào dịp Tết Âm lịch 2025.
Tết Âm lịch 2025: Phạm nhân có được giảm án phạt tù hay không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân bị phạt tù chung thân, lần đầu được giảm xuống bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định cụ thể về mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù như sau:
Điều 7. Mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Phạm nhân bị phạt tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm.
2. Phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mỗi lần có thể được giảm từ một tháng đến ba năm. Trường hợp được giảm ba năm phải là những phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và lập công hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, học tập cải tạo.
3. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ một năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn trước một đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm một lần.
Trường hợp sau khi đã được giảm thời hạn mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm thêm nhưng không được quá hai lần trong một năm.
4. Mỗi phạm nhân có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành án phạt tù được một phần hai mức hình phạt tù có thời hạn đã tuyên hoặc hai mươi năm đối với hình phạt tù chung thân.
Như vậy, phạm nhân bị phạt tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm theo quy định của pháp luật.
Quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định:
Điều 8. Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt
1. Phạm nhân đã chấp hành được ít nhất một phần tư mức hình phạt đã tuyên đối với án phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười năm đối với tù chung thân và có đủ điều kiện về xếp loại chấp hành án phạt tù quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 6 Thông tư liên tịch này, có thể được xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân đã lập công. Mỗi lần lập công, phạm nhân chỉ được xem xét, đề nghị giảm thời hạn một lần;
b) Phạm nhân đã quá già yếu;
c) Phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
[....]
Như vậy, quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt như sau:
(1) Phạm nhân đã chấp hành được ít nhất một phần tư mức hình phạt đã tuyên đối với án phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười năm đối với tù chung thân và có đủ điều kiện về xếp loại chấp hành án phạt tù quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, có thể được xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm nhân đã lập công. Mỗi lần lập công, phạm nhân chỉ được xem xét, đề nghị giảm thời hạn một lần;
- Phạm nhân đã quá già yếu;
- Phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
(2) Mức giảm mỗi lần cao nhất cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC là bốn năm, nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án phạt tù ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên hoặc mười lăm năm đối với hình phạt tù chung thân.
(3) Trong trường hợp đặc biệt, khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phạm nhân có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc mức giảm cao hơn so với quy định ở khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?