Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào?

Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào? Có mấy hình thức đào tạo Thạc sĩ Luật?

Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 16 Quy chế Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 16. Xử lý vi phạm đối với học viên
1. Học viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.
2. Học viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Sử dụng kết quả của người khác hoặc sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận văn, đề án và bị hội đồng thẩm định kết luận nếu cắt bỏ những phần sử dụng, sao chép, trích dẫn đó thì luận văn, đề án không đạt yêu cầu;
c) Nhờ hoặc thuê người khác làm hộ luận văn, đề án.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về xử lý vi phạm đối với học viên.

Theo đó, người học Thạc sĩ Luật sẽ bị buộc thôi học nếu có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Sử dụng kết quả của người khác hoặc sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận văn, đề án và bị hội đồng thẩm định kết luận nếu cắt bỏ những phần sử dụng, sao chép, trích dẫn đó thì luận văn, đề án không đạt yêu cầu.

- Nhờ hoặc thuê người khác làm hộ luận văn, đề án.

- Thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đã bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm mà tái phạm lần 2.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08102024/hoc-thac-si%20(1)%20(1).jpg

Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức đào tạo Thạc sĩ Luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo
1. Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng. Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;
c) Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

Như vậy, có 02 hình thức đào tạo Thạc sĩ Luật đó là:

- Hình thức đào tạo chính quy: áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.

- Hình thức đào tạo vừa làm vừa học: áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng.

Cơ sở đào tạo phải thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quy chế Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, cơ sở đào tạo phải thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo ít nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm những thông tin dưới đây:

- Đối tượng và điều kiện dự tuyển.

- Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo.

- Danh mục ngành phù hợp của từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung.

- Hồ sơ dự tuyển.

- Kế hoạch và phương thức tuyển sinh.

- Mức học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng năm học, cả khóa học.

- Những thông tin cần thiết khác.

Thạc sĩ luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thạc sĩ luật
Hỏi đáp Pháp luật
Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thạc sĩ luật học mấy năm? Mỗi năm có bao nhiêu đợt tuyển sinh thạc sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thạc sĩ luật
Nguyễn Thị Kim Linh
143 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thạc sĩ luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thạc sĩ luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào