Tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đặt ở đâu?
Tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đặt ở đâu?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Vệt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 quy định về tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Điều 2. Tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Tên bằng tiếng Việt: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Deposit Insurance of Vietnam; viết tắt là DIV.
3. Trụ sở chính: Đặt tại thành phố Hà Nội.
4. Tên, biểu tượng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và được pháp luật bảo hộ.
Như vậy, tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đặt cụ thể ở:
- Tên bằng tiếng Việt: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Deposit Insurance of Vietnam; viết tắt là DIV.
- Trụ sở chính: Đặt tại thành phố Hà Nội.
- Tên, biểu tượng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và được pháp luật bảo hộ.
Tên, Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đặt ở đâu? (Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Vệt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi bởi Điều 2 Quyết định 1434/QĐ-TTg năm 2023 quy định về vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Điều 5. Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng
2. Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được điều chỉnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và công bố theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng.
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được điều chỉnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và công bố theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1394/QĐ-TTg năm 2013 có quy định về vị trí và chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Điều 2. Vị trí và chức năng
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có chức năng sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
- Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm các khoản nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Điều 18. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
1.1. Thu hoạt động tài chính: là khoản thu được trích một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1.2. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:
a) Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
b) Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.
1.3. Thu hoạt động khác:
a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
b) Thu cho thuê tài sản;
c) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
- Đối với thu hoạt động tài chính: là khoản thu được trích một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định.
- Đối với thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:
+ Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
+ Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.
- Đối với thu hoạt động khác:
+ Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
+ Thu cho thuê tài sản;
+ Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?