Hòa giải viên tại Tòa án có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải khi nào?
Phải đáp ứng điều kiện gì để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, thì để làm Hòa giải viên tại Tòa án phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
+ Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
+ Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Hòa giải viên tại Tòa án có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải khi nào? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên tại Tòa án có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải khi nào?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền của Hòa giải viên như sau:
Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
[...]
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
[...]
Như vậy, hòa giải viên tại Tòa án có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Mức thù của lao Hòa giải viên tại Tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về thù lao hòa giải viên như sau:
Điều 9. Thù lao Hòa giải viên
1. Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
3. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi đã tiến hành hòa giải, đối thoại và chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Căn cứ theo Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Điều 40. Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hòa giải thành, đối thoại thành;
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này;
5. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trong quá trình hòa giải, đối thoại;
6. Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu.
Theo đó, hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Như vậy, mức thù lao của Hòa giải viên khi vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án là từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể.
Mức thù lao của Hòa giải viên đối với vụ việc mà người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu là từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể.
Mức thù lao của Hòa giải viên đối với vụ việc sau thì Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc:
- Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
- Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
- Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015 trong quá trình hòa giải, đối thoại;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?