Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam có được bảo hiểm tiền gửi không?
Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam có được bảo hiểm tiền gửi không?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về tiền gửi được bảo hiểm như sau:
Điều 18. Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về tiền gửi không được bảo hiểm như sau:
Điều 19. Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy, tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp sau thì tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam không được bảo hiểm:
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam có được bảo hiểm tiền gửi không? (Hình từ Internet)
Thủ tục trả tiền bảo hiểm gửi tại tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định thủ tục trả tiền bảo hiểm gửi tại tổ chức tín dụng được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm bao gồm:
- Văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm;
- Danh sách người được bảo hiểm tiền gửi;
- Số tiền gửi của từng người được bảo hiểm tiền gửi và số tiền bảo hiểm đề nghị tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả.
Bước 2: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Bước 3: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi;
- Thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm tại địa điểm đã thông báo.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Bước 4: Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Bước 5: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi hoặc ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác thực hiện.
Bước 6: Sau thời hạn 10 năm, kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo lần thứ nhất về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả số tiền bảo hiểm đó.
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định.
- Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định.
- Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?