Tải khung hình Chuyển đổi số 2024? Logo chuyển đổi số 2024?
Tải khung hình Chuyển đổi số 2024? Logo chuyển đổi số 2024?
Căn cứ theo Điều 1 và Điều 2 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 quy định về như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Điều 2. Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm:
1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
3. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Theo đó, ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Căn cứ vào lịch vạn niên 2024, Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024 sẽ rơi vào Thứ Năm nhằm ngày 08/9/2024 Âm lịch.
Dưới đây là link tải khung hình Chuyển đổi số 2024, Logo chuyển đổi số 2024:
Bước 1: Truy cập vào link sau: https://dx.gov.vn/bo-nhan-dien-ngay-chuyen-doi-so-quoc-gia-2024.htm
Bước 2: Chọn Avatar Frame và bấm tải về.
Hoặc có thể tải khung hình Chuyển đổi số 2024 trực tiếp tại link sau đây: https://khunghinh.net/p/e6b5cc2b02720e47
Logo chuyển đổi số 2024 như sau:
Tải khung hình Chuyển đổi số 2024? Logo chuyển đổi số 2024? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cơ bản của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 là gì?
Theo quy định tại Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, mục tiêu cơ bản của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 như sau:
[1] Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
- 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
[2] Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
- Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
[3] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:
- Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
- Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp trạm thu phí sử dụng đường bộ bị dừng thu từ 01/01/2025?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay?
- Thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
- Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào?
- Danh mục 83 loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam hiện nay?