Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra?
Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào ban hành văn bản về bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra. Tuy nhiên, có thể hiểu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra là sau khi tiến hành thanh tra, phát hiện lỗi của một cá nhân thì cá nhân có sẽ phải viết một bản tự kiểm điểm về lỗi sai của mình.
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra là một loại văn bản do một cá nhân soạn thảo; hoặc điền theo mẫu có sẵn; để trình bày về một sự việc hay lỗi lầm đã xảy ra; trong quá trình công tác, học tập, làm việc; trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó chỉ ra những lỗi vi phạm; những mặt còn han chế như những lần vi phạm nội quy của nơi làm việc. Để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những lần tiếp theo.
Tham khảo về Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra dưới đây:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra Tải về
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra như sau:
- Khi viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm, cán bộ, viên chức cần trình bày rõ ràng về mặt hình thức: Có quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản trình bày về việc gì?
- Trình bày rõ ràng họ tên, nơi công tác, nhiệm vụ được giao.
- Trình bày cụ thể sự việc xảy ra
- Xác định rằng sự việc xảy ra có phải lỗi hoàn toàn do mình hay không, hay chỉ một phần; Nguyên nhân gì đi đến sai phạm này
- Sai phạm này có để lại hậu quả gì? có nghiêm trọng không
- Bản thân tự kiểm điểm bản thân về những lỗi mà mình đã vi phạm
Lưu ý: cần trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các sự việc liên quan đến hành vi vi phạm.
- Lời cam đoan: Dưới mỗi Bản tự kiểm điểm về lỗ vi phạm, người viết phải có cam đoan về việc sẽ không tái phạm lỗi nữa.
Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra? (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi và bao gồm các nội dung chủ yếu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 78 Luật Thanh tra 2022 quy định về kết luận thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi và bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra hành chính; đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra chuyên ngành;
- Kết luận về nội dung thanh tra;
- Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.
Hình thức công khai kết luận thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 79 Luật Thanh tra 2022 quy định về công khai kết luận thanh tra như sau:
Điều 79. Công khai kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của luật.
3. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
b) Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
c) Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
- Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
- Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?