Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Phải hoàn thành việc kiểm điểm đảng viên mới được đánh giá, xếp loại chất lượng đúng không?
- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương phải kiểm điểm ở đâu?
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
Bản kiểm điểm của cá nhân là do cá nhân tự viết để tự nhắc, nhận xét và đánh giá hành vi, những sai sót, lỗi lầm của chính bản thân mình. Bản kiểm điểm cá nhân dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những thời gian tới. Bản kiểm điểm được dùng một cách vô cùng phổ biến đối với đảng viên, công chức, người lao động...
- Căn cứ theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định bản kiểm điểm cá nhân của Đảng viên như sau:
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho Đảng viên không giữ chức lãnh đạo, quản lý Tải về
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho Đảng viên giữ chức lãnh đạo, quản lý Tải về
- Căn cứ theo Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho viên chức Tải về
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho công chức Tải về
- Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động Tải về
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất như sau:
- Phần đầu của bản kiểm điểm phải ghi rõ thông tin của người viết bản kiểm điểm vào gồm: Họ và tên, ngày sinh, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc nếu người lao động làm việc trong doanh nghiệp
- Phần nội dung: Người viết bản kiểm điểm cần phải thực hiện trình bày rõ sự việc vi phạm, lỗi vi phạm, nguyên nhân dẫn đế hành vi vi phạm đó và hậu quả của hành vi vi phạm đó gây ra là gì?
- Phần cuối : Đó là lời cam đoạn, người viết bản kiểm điểm sẽ cam đoan rằng sẽ không có hành vi vi phạm xảy ra nữa.
Nếu là nhân viên, công nhân, người lao động: Ban giám đốc, Trưởng bộ phận, trưởng phân xưởng, trưởng phòng…
- Thông tin của người viết kiểm điểm: Ở mục này, người viết kiểm điểm phải ghi rõ họ và tên, chức vụ, công việc,…
- Nội dung kiểm điểm: Vì đây là kiểm điểm do vi phạm nội quy, quy chế nên phần này cần trình bày cụ thể, rõ ràng nội dung sự việc, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra (nếu có), nguyên nhân vi phạm, những ai thực hiện… và các nội dung khác tùy vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
- Cam kết của người viết bản kiểm điểm: Sau khi xác định lỗi sai thì người viết kiểm điểm sẽ cam kết sửa đổi, không tái phạm lỗi.
Với Đảng viên, nội dung của bản kiểm điểm bao gồm:
- Thông tin chi tiết về Đảng viên gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ trong Đảng, chính quyền…
- Ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm của Đảng viên đó trong quá trình tự rèn luyện của năm.
- Tự nhận mức xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, nội dung nổi bật cần có trong bản kiểm điểm cá nhân chính là thể hiện sự tự đánh giá của cá nhân về sự việc diễn ra, tự nhìn nhận khuyết điểm của bản thân từ đó đưa ra cách và mục tiêu khắc phục.
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất? Hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)
Phải hoàn thành việc kiểm điểm đảng viên mới được đánh giá, xếp loại chất lượng đúng không?
Căn cứ theo Điều 7 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng, bao gồm:
7. Một số nội dung khác
7.1. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng thì phải tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng trong thời gian sớm nhất.
[...]
Như vậy, đối với việc tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm đảng viên mới được đánh giá, xếp loại chất lượng là đúng với quy định pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương phải kiểm điểm ở đâu?
Căn cứ tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 về việc kiểm điểm cá nhân đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
2. Về cách thức kiểm điểm (Điều 7)
[...]
2.3. Tại điểm 2.3, quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
a) Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
b) Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
d) Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
[...]
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn.
Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?