Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm những giấy tờ gì?
Phải đáp ứng điều kiện gì để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên như sau:
Điều 10. Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
[...]
Như vậy, để làm Hòa giải viên tại Tòa án phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
+ Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
+ Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định
Điều 12. Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế
[...]
Như vậy, trường hợp Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại như sau:
- Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về bổ nhiệm lại Hòa giải viên như sau:
Điều 12. Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
[...]
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
d) Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, công bố danh sách Hòa giải viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
- Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?