Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo Mẫu tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017.
Dưới đây là mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024:
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Điều 68. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
2. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.
a) Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
3. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;
[...]
Theo đó, để được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên.
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng.
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
Thẩm phán bị cách chức trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán bị cách chức trong các trường hợp dưới đây:
- Đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.
+ Vi phạm những việc Thẩm phán không được làm gồm:
++ Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
++ Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
++ Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
++ Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
++ Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
+ Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
+ Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán.
+ Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?