Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Ngày 01/10/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 69/2024/TT-BTC quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024.
Tại Điều 2 Thông tư 69/2024/TT-BTC quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia như sau:
- Xe ô tô phục vụ công tác chung 4 - 5 chỗ ngồi.
- Xe ô tô phục vụ công tác chung 7 - 9 chỗ ngồi.
- Xe ô tô phục vụ công tác chung 12 - 16 chỗ ngồi
- Xe ô tô phục vụ công tác chung bán tải
Lưu ý: Danh mục trên không áp dụng đối với xe ô tô phục vụ công tác chung là:
- Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
- Xe ô tô 2 cầu có công suất lớn theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 72/2023/NĐ-CP
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng từ ngày 15/11/2024? (Hình từ Internet)
Mua sắm tập trung được áp dụng khi nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 quy định mua sắm tập trung:
Điều 53. Mua sắm tập trung
1. Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều này.
[...]
Như vậy, mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh
- Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung sau:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm gì trong mua sắm tập trung?
Căn cứ Điều 88 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong mua sắm tập trung:
Điều 88. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 78 của Luật Đấu thầu.
2. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 77 của Luật Đấu thầu.
Theo quy định trên, đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư trong mua sắm tập trung. Cụ thể như sau:
- Phê duyệt các nội dung sau đây:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, gói thầu đấu thầu trước
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn
+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu
- Tổ chức thẩm định các nội dung trên
- Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý hợp đồng với nhà thầu; ký kết và quản lý thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung; thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng đã ký kết.
- Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; trường hợp nhân sự không đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
- Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
- Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu.
- Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
- Lưu trữ thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định
- Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm.
- Hủy thầu đối với trường hợp tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
- Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện trách nhiệm của bên mời thầu
- Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?