Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân?

Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân?

Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BCA, những tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân gồm:

- Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm;

- Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa;

- Vi phạm do nguyên nhân khách quan;

- Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.

Nguyên tắc xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BCA, các nguyên tắc xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân đó là:

- Mọi hành vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đều phải xử lý theo quy định và các quy định khác có liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.

- Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm để quyết định hình thức xử lý phù hợp, bảo đảm tính giáo dục, phòng ngừa vi phạm.

- Bảo đảm kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng quy định của Bộ Công an.

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý 01 lần.

Trường hợp vi phạm nhiều lần với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó.

Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau:

+ Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất;

+ Nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó.

Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/02102024/dieu-lanh-cand.jpg

Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân? (Hình từ Internet)

Chiến sĩ công an uống rượu bia trong giờ làm việc bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định như sau:

Điều 9. Áp dụng hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh
[...]
3. Cán bộ, chiến sĩ bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm khi vi phạm một trong các hành vi trong các nhóm hành vi sau:
a) Không xử lý vi phạm điều lệnh hoặc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm không đúng quy định, không thông báo xử lý vi phạm cho đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm biết; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi tiền, nhận quà của người vi phạm điều lệnh; không chấp hành hoặc cản trở việc kiểm tra điều lệnh;
b) Uống rượu, bia và các chất có cồn trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực, giờ trực; vi phạm chế độ trực chỉ huy, trực ban, thường trực chiến đấu;
c) Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị mệnh lệnh;
d) Vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; quy tắc, quy ước của chính quyền địa phương nơi công tác hoặc nơi cư trú.
4. Cán bộ, chiến sĩ bị xử lý bằng hình thức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm khi vi phạm một trong các hành vi trong các nhóm hành vi sau:
a) Khi phát hiện vụ việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cần phải giải quyết nhưng không giải quyết hoặc không báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền;
b) Gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và uy tín của lực lượng Công an nhân dân.
[...]

Theo quy định này, chiến sĩ công an có hành vi uống rượu bia trong giờ làm việc thì sẽ bị xem xét xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về điều kiện kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của CAND từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh nào thì bị kỷ luật cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm từ Thượng tá lên Đại tá công an nhân dân mất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm từ Thượng úy lên Đại úy công an nhân dân mất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc hàm cao nhất của sĩ quan Công an giữ chức vụ Trung đội trưởng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
4 sao 2 vạch là cấp gì trong công an nhân dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công an nhân dân
Nguyễn Thị Kim Linh
74 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào