Tải Mẫu 19-KNĐ giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2024?
Tải Mẫu 19-KNĐ giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2024?
Mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2024 là Mẫu 19-KNĐ được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu 19-KNĐ giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2024
Tải Mẫu 19-KNĐ giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2024? (Hình từ Internet)
Mẹ vợ của người xin vào Đảng có phải thẩm tra lý lịch không?
Căn cứ Tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
[...]
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
[...]
Theo quy định trên, đối tượng cần thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng bao gồm:
- Người vào Đảng
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân
- Vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Như vậy, trường hợp là mẹ vợ của người xin vào Đảng thì cần phải thẩm tra lý lịch theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết d Tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
[...]
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
[...]
d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên
[...]
- Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:
+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
[....]
Như vậy, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch như sau:
- Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
- Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”.
Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
- Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Nghĩa vụ quân sự 2025: Chú trọng tuyển chọn công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng?
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?
- Ngày 14 tháng 11 là ngày gì? Ngày 14 11 2024 là ngày bao nhiêu âm?