Người lái xe, người đi xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước khi nào?
Người lái xe, người đi xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 20. Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Theo đó, người lái xe, người đi xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Người lái xe, người đi xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước khi nào? (Hình từ Internet)
Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường thì xe máy chuyên dùng phải đi trên làn đường bên trái hay bên phải?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Như vậy, trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường thì xe máy chuyên dùng phải đi trên làn đường bên trái.
Xe ô tô có được kéo theo xe máy chuyên dùng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 29. Xe kéo xe, xe kéo rơ moóc và xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật này và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
2. Xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo chỉ được kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phù hợp với thiết kế của xe; việc kết nối xe kéo với rơ moóc, xe ô tô đầu kéo với sơ mi rơ moóc phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
[...]
Theo quy định này, một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được, ngoại trừ xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được phép ghép, nối thành tổ hợp nhiều xe gồm xe ô tô đầu kéo, xe ô tô kéo rơ moóc để kéo hoặc vừa kéo vừa đẩy các rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng, rơ moóc kiểu mô đun, bao gồm cả trường hợp ghép nối thông qua hàng được chở và phải bảo đảm các điều kiện dưới đây:
- Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực.
- Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
- Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?