Tết Trùng cửu là tết gì? Tết Trùng cửu là ngày bao nhiêu âm lịch, dương lịch?
Tết Trùng cửu là tết gì? Tết Trùng cửu là ngày bao nhiêu âm lịch, dương lịch?
Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là Tết Cửu Nguyên, là một lễ hội truyền thống của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Lễ hội này có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc và được tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, cầu chúc sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Ngày 9 tháng 9 được coi là ngày có năng lượng dương mạnh nhất, tượng trưng cho sức khỏe và sự trường thọ.
Trong đó, con số 9 được coi là con số dương, ngày 09/9 có hai số 9 lặp lại được gọi là Trùng Cửu hay Trùng Dương.
Năm 2024, Tết Trùng cửu sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 10 dương lịch, tức ngày 9 tháng 9 âm lịch.
Trong ngày này, người dân thường tổ chức các hoạt động như dâng lễ vật, thăm mộ tổ tiên, và thực hiện các phong tục tập quán khác. Một số nơi còn có tục ăn bánh trôi, bánh chay để thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự bình an. Tết Trùng Cửu cũng liên quan đến việc tôn vinh sức khỏe và sự trường thọ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tết Trùng cửu là tết gì? Tết Trùng cửu là ngày bao nhiêu âm lịch, dương lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Tết Trùng cửu không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, trong năm 2024 có 11 ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
[1] Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
[2] Tết Âm lịch: 05 ngày;
[3] Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
[4] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
[5] Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Lưu ý: Đối với Tết Âm lịch và ngày lễ Quốc khánh hằng năm sẽ còn căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
Như vậy, đối với ngày Tết Trùng cửu là một ngày lễ theo tín ngưỡng riêng của mỗi nước trên thế giới và không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, mà người lao động vẫn sẽ đi làm bình thường theo lịch làm của công ty.
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Doanh nghiệp có được thưởng vào ngày Tết Trùng cửu hay không?
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc thưởng cụ thể như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên thì việc doanh nghiệp thưởng cho nhân viên vào ngày Tết Trùng cửu hay không là theo quy chế mà doanh nghiệp đã ban hành.
Do đó, nếu quy chế thưởng của doanh nghiệp có quy định việc chi trả tiền thưởng sau Tết Trùng cửu thì việc tiến hành thưởng sau tết là một điều hoàn toàn đúng quy định theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?