Ngày Chuyển đổi số quốc gia là ngày nào? Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì?
Ngày Chuyển đổi số quốc gia là ngày nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Theo quy định nêu trên, thì ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Điều 2. Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm:
1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
3. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Theo đó, ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích sau:
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
- Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Ngày Chuyển đổi số quốc gia là ngày nào? Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện ngày Chuyển đổi số quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022, thì tổ chức thực hiện ngày Chuyển đổi số quốc gia như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và điều kiện thực tế của từng bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hàng năm tại bộ, ngành, địa phương.
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội, hiệp hội trong lĩnh vực thông tin và truyền thông chỉ đạo các tổ chức thành viên trực thuộc tham gia và tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các kênh về chuyển đổi số và Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương thực hiện đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; xây dựng các chương trình giới thiệu và tuyên dương các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đã đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ và mô hình mới; tổ chức truyền thông đối ngoại, quảng bá Ngày Chuyển đổi số quốc gia ra nước ngoài.
Mục tiêu của việc chuyển đổi số đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, thì mục tiêu của việc chuyển đổi số đến năm 2030 như sau:
[1] Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
- 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
- Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;
- 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
[2] Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 30% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
[3] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?