Mẫu 18-KNĐ Sổ đảng viên dự bị (của chi ủy cơ sở trở lên sử dụng) mới nhất?
Mẫu 18-KNĐ Sổ đảng viên dự bị (của chi ủy cơ sở trở lên sử dụng) mới nhất?
Căn cứ tại Phụ lục 3 Các loại biểu mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu 18-KNĐ Sổ đảng viên dự bị (của chi ủy cơ sở trở lên sử dụng):
Tải về Mẫu 18-KNĐ Sổ đảng viên dự bị (của chi ủy cơ sở trở lên sử dụng) Tải về
Lưu ý: Hướng dẫn sử dụng bảo quản:
- Sử dụng, bảo quản:
+ Sổ đảng viên dự bị do cấp ủy cơ sở và cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng lập để nắm số lượng đảng viên dự bị của đảng bộ.
+ Danh sách đảng viên dự bị do đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ phụ trách tổ chức hoặc cán bộ tổ chức được cấp ủy giao trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản; khi thay đổi cán bộ quản lý phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
- Khi ghi cần chú ý một số điểm:
+ Cột 1: Ghi số thứ tự theo số lượng đảng viên dự bị của đảng bộ (kể cả ở đảng bộ khác chuyển đến) theo trình tự thời gian.
+ Cột 2: Ghi họ và tên đảng viên như đã viết trong lý lịch đảng viên.
+ Cột 4: Ghi theo số lý lịch của đảng viên.
+ Cột 9: Ghi ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên.
+ Cột 10: Ghi các trường hợp như: kết nạp lại, bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên dự bị, hoặc bị từ trần và ngày được công nhận đảng viên chính thức.
Đối với đảng viên dự bị đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định công nhận đảng viên chính thức thì ghi ngày tháng năm chính thức của đảng viên bằng mực đỏ trong cột ghi chú để phân biệt với đảng viên dự bị, không gạch bỏ đảng viên đó trong sổ theo dõi.
Mẫu 18-KNĐ Sổ đảng viên dự bị (của chi ủy cơ sở trở lên sử dụng) mới nhất? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị có quyền và không có những quyền nào?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về Đảng viên dự bị có quyền và không có những quyền như sau:
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, Đảng viên dự bị có quyền và không có những quyền cụ thể là:
- Đảng viên dự bị có quyền
+ Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
+ Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
+ Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
+ Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
- Đảng viên dự bị không có
+ Quyền biểu quyết,
+ Ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên dự bị có làm kiểm điểm cuối năm không?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về đối tượng kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm như sau:
Điều 5. Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, chỉ những đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng thì mới được miễn kiểm điểm cuối năm.
Như vậy, đảng viên dự bị là đối tượng phải làm kiểm điểm cuối năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?