Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
[...]
Như vậy, theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sẽ ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp? (Hình từ Internet)
07 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, 07 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022
- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Thời gian người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc:
Điều 18. Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
[...]
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
[...]
Theo đó, việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình.
Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là không quá 04 giờ.
Như vậy, thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được đặt ra là không quá 04 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.