Xã hội hóa giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
Xã hội hóa giáo dục là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 69/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP quuy định về lĩnh vực xã hội hóa như sau:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định
Lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp.
[...]
Căn cứ theo Điều 16 Luật giáo dục 2019 quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục như sau:
Điều 16. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
1. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
3. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp.
Ngoài ra, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được quy định cụ thể là:
- Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về xã hội hoá giáo dục. Tuy nhiên có thể hiểu xã hội hoá giáo dục là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều này bao gồm việc hợp tác giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện.
Xã hội hóa giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định về nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa như sau:
Điều 14. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Thu phí, lệ phí.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
2. Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.
3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.
4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
c) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
d) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;
đ) Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
e) Khoản kinh phí khác.
5. Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa như sau:
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa
[...]
3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà trường thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
Như vậy, nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục hoàn toàn phù hợp nếu thu đúng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nhà trường thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.
Phát triển giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Giáo dục 2019 quy định về phát triển giáo dục như sau:
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỏi đáp về Giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?