Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn thì bị tước giấy phép lái xe bao lâu?
Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn thì bị tước giấy phép lái xe bao lâu?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
[...]
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn thì bị tước giấy phép lái xe như sau:
- Người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn thì bị tước giấy phép lái xe bao lâu? (Hình từ Internet)
Người đang bị tước giấy phép lái xe vẫn lái xe thì bị xử phạt lỗi gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
[...]
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì người đang bị tước giấy phép lái xe nhưng vẫn lái xe thì sẽ bị xử phạt như lỗi không có giấy phép lái xe.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe như sau:
- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép lái xe của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép phép lái là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
Lưu ý, khi tạm giữ giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khi trả giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong trường hợp quy gom như thế nào?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?