Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?

Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không? Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xác định lại dân tộc không?

Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định dân tộc như sau:

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc
1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
[...]

Đồng thời, tại Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tập quán như sau:

Điều 5. Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Theo đó, tuỳ từng trường hợp khác nhau, việc xác định dân tộc cho con sẽ thực hiện khác nhau theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015.

*Con có đầy đủ cả cha mẹ đẻ

- Cha mẹ đẻ cùng dân tộc: Con sinh ra sẽ theo dân tộc của cha và mẹ đẻ. Đồng nghĩa, nếu cha mẹ đẻ có cùng dân tộc thì con sẽ theo dân tộc này.

- Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau: Dân tộc của con sẽ được xác định như sau:

+ Theo sự thoả thuận của cha mẹ đẻ: Theo cha đẻ hoặc theo mẹ đẻ.

+ Không thoả thuận được: Dân tộc của con xác định theo tập quán. Nếu tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

*Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và được nhận con nuôi:

Được xác định theo dân tộc của một trong hai người, cha nuôi hoặc mẹ nuôi (nếu cha mẹ nuôi có thảo thuận). Nếu chỉ có một người nhận nuôi thì dân tộc của con sẽ được lấy theo dân tộc của người đó.

*Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận nuôi:

Được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Do vậy, nếu trẻ có đầy đủ cha mẹ thì việc xác định dân tộc con theo dân tộc của mẹ thực hiện theo thỏa thuận giữa cha mẹ.

Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?

Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xác định lại dân tộc không?

Căn cứ theo Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:

Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có thẩm quyền xác định lại dân tộc mà thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Có thể đăng ký khai sinh cho con khác dân tộc với cha mẹ được không?

Theo Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh như sau:

Điều 6. Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Theo đó, việc xác định dân tộc cho con khi đăng ký khai sinh có thể dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ, tuy nhiên, phải bảo đảm theo dân tộc của cha mẹ

Do đó, khi đăng ký khai sinh cho con không thể xác định dân tộc cho con khác với dân tộc của cha mẹ, phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

Quyền nhân thân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền nhân thân
Hỏi đáp Pháp luật
Dùng tên cha làm tên đệm cho con được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác béo, xấu bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên khai sinh xấu thì có được thay đổi tên trong giấy khai sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con theo họ mẹ nhưng muốn theo dân tộc của cha thì có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nợ có được đăng ảnh con nợ lên mạng xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền bảo vệ quyền nhân thân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền nhân thân
Nguyễn Thị Hiền
268 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào