Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào? Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân khác khi chưa được cá nhân đồng ý bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chỉ được sử dụng hình ảnh cá nhân khi được cá nhân đồng ý, trừ các trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân nhằm mục đích vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

- Thứ hai, là hình ảnh của cá nhân được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Đồng thời, nếu người khác muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho cá nhân theo thỏa thuận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác về vấn đề này.

Nếu người khác sử dụng hình ảnh của cá nhân khi chưa có sự đồng ý của người đó (trừ các trường hợp đã nêu) hoặc sử dụng hình ảnh gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của cá nhân.

Bên cạnh đó, cá nhân cũng có quyền yêu cầu người vi phạm và các chủ thể khác liên quan bồi thường thiệt hại (thiệt hại ở đây có thể là về mặt hình ảnh, tinh thần, thiệt hại khác liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của cá nhân) và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh của cá nhân khác khi chưa có sự đồng ý bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại khoản 3, khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:

Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
[...]
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
[...]
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mmức phạt tiền như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh của cá nhân khác khi chưa có sự đồng ý bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân khác khi chưa được cá nhân đồng ý hay không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
[...]
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân khác khi chưa được cá nhân đồng ý.

Quyền nhân thân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền nhân thân
Hỏi đáp Pháp luật
Dùng tên cha làm tên đệm cho con được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác béo, xấu bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên khai sinh xấu thì có được thay đổi tên trong giấy khai sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con theo họ mẹ nhưng muốn theo dân tộc của cha thì có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nợ có được đăng ảnh con nợ lên mạng xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền bảo vệ quyền nhân thân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền nhân thân
Lê Nguyễn Minh Thy
302 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào