Năm 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng?
Năm 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng?
Tại Công văn 3837/BTTTT-TTĐN năm 2024 có quy định về xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Theo đó, năm 2025 là năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025).
Ngoài sự kiện kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm 2025, nước ta cũng sẽ kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn như:
- Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025);
- Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025);
- Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Năm 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng như sau:
[1] Năm lẻ 5, năm khác:
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
[2] Năm tròn:
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Trong đó: “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
- “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
- “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
- “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
(theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP)
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng được thể hiện như thế nào?
Tại Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?