Con bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì?
Con bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Căn cứ theo Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Tiền lì xì là tiền mà trẻ em thường được người lớn tặng cho trong dịp Tết với ý nghĩa là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc và số tiền này là tài sản riêng của con.
Theo đó, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lý tài sản hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Trường hợp con dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ được quản lý tài sản riêng của con tới khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đối với trường hợp con đang được người khác giám hộ, người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản theo di chúc chỉ định người khác quản lý tài sản thì cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con.
Từ những quy định trên, con từ đủ 15 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì được quyền tự giữ tiền lì xì của mình.
Con bao nhiêu tuổi được tự giữ tiền lì xì? (Hình từ Internet)
Cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Việc cha mẹ giữ tiền lì xì của con được hiểu là việc quản lý, trông coi tài sản riêng của con và phải hoàn trả cho con khi con đủ điều kiện quản lý tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp cha mẹ lấy tiền lì xì của con với mục đích chiếm đoạt, tiêu xài riêng là hành vi trái quy định và vi phạm pháp luật.
Theo quy định trên, nếu cha mẹ có hành vi lấy tiền lì xì của con để chiếm đoạt, tiêu xài riêng có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ là gì?
Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ là:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?