Đáp án Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024? Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm những nguyên tắc nào?

Đáp án Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024?

Căn cứ theo Thể lệ cuộc thi, thông tin về Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 như sau:

- Đối tượng dự thi:

+ Người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (có tài khoản Công dân số/Tài khoản VNeID).

+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, trừ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; Thành viên Ban Tổ chức, Ban đề thi; Tổ giúp việc trực tiếp trong quá trình tổ chức Cuộc thi.

- Thời gian thi: Từ 8 giờ ngày 27/9/2024 đến 14 giờ ngày 06/10/2024.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm có địa chỉ: https://thitracnghiem.hatinh.gov.vn

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 có thể tham khảo:

Câu hỏi 1: Quyết định số 964/QĐ-TTg, ngày 10/8/2022 của Thủ tướng chính phủ được ban hành nhằm mục đích gì: Phê duyệt chiến lược An toàn, an ninh mạng quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Câu hỏi 2: Việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ phải tuân theo nguyên tắc nào: Lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Câu hỏi 3: Hình thức lừa đảo thường xuyên nhắm vào những người sử dụng mạng xã hội với mục đích chiếm đoạt tài khoản là gì: Lừa đảo thông qua cuộc gọi giả mạo.

Câu hỏi 4: Đâu là phương thức tốt nhất để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn: Sử dụng mật khẩu mạnh và thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA)

Câu hỏi 5: Nếu bạn phát hiện đã nhập thông tin cá nhân vào trang web lừa đảo, bạn nên: Thông báo cho ngân hàng và đổi mật khẩu tài khoản liên quan ngay lập tức.

Câu hỏi 6: Nếu bạn trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, bạn nên làm gì trước tiên: Báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc ngân hàng (nếu liên quan đến tài chính)

Câu hỏi 7: Khi sử dụng Wi-Fi công cộng, điều nào sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân: Không thực hiện các giao dịch ngân hàng hoặc nhập thông tin quan trọng.

Câu hỏi 8: Khi phát hiện bị tấn công bằng mã độc hoặc phần mềm gián điệp, bạn nên làm gì: Ngắt kết nối Internet, cài đặt phần mềm chống virus và quét toàn bộ hệ thống.

Câu hỏi 9: Nếu bạn nhận được tin nhắn từ người quen trên mạng xã hội yêu cầu chuyển tiền gấp, bạn nên làm gì: Gọi trực tiếp cho người đó để xác nhận thông tin.

Câu hỏi 10: Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang nhận cuộc gọi mạo danh Cán bộ nhà nước, nhân viên ngân hàng, Công an, Viện kiểm sát,...?

- Giới thiệu một cách chung chung, không rõ ràng, cụ thể. (*)

- Yêu cầu kết bạn qua Zalo/mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ hoặc cài đặt một ứng dụng qua link do đối tượng cung cấp hoặc Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, tài khoản ngân hàng,... (**)

- Thường tạo áp lực, hối thúc nạn nhân thực hiện các yêu cầu. (***)

Câu hỏi 11: Biện pháp nào sau đây giúp bạn phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả nhất: Thường xuyên thay đổi mật khẩu và không sử dụng mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản.

Câu hỏi 12: Tại sao không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản: Nếu một tài khoản bị xâm phạm, các tài khoản khác cũng sẽ bị đe dọa.

Câu hỏi 13: Nếu con bạn nhận được tin nhắn hoặc hình ảnh không phù hợp trên mạng, bạn nên: Nói chuyện với trẻ về những rủi ro và cách xử lý.

Câu hỏi 14: Xác thực hai bước là gì: Phương pháp bảo mật yêu cầu người dùng xác nhận danh tính qua 2 bước.

Câu hỏi 15: Phương thức xác thực nào thường được dùng làm bước thứ hai trong xác thực hai bước?

- Quét vân tay. (**)

- Nhận mã qua SMS. (*)

- Ứng dụng xác thực (Authenticator). (***)

Câu hỏi 16: Nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội: Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng; Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội; Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội; Chỉ kết bạn với những người mà chúng ta quen biết trong đời thực; Cài đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội ...

Câu hỏi 17: Phần mềm chống virus có tác dụng gì trong việc bảo vệ an toàn trực tuyến: Bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa như virus, phần mềm độc hại.

Câu hỏi 18: Tại sao các email phishing thường tạo cảm giác khẩn cấp:

- Để gây hoảng loạn và tạo áp lực cho nạn nhân. (**)

- Để nạn nhân không có thời gian kiểm tra tính xác thực của email. (***)

- Để khiến nạn nhân đưa ra quyết định nhanh chóng mà không suy nghĩ kỹ. (*)

Câu hỏi 19: Tại sao xác thực hai bước an toàn hơn so với chỉ sử dụng mật khẩu: Cung cấp thêm một lớp bảo mật nếu mật khẩu bị đánh cắp.

Câu hỏi 20: Điều gì nên làm khi bạn phát hiện mình đã chia sẻ tin giả: Xóa bài đăng và thông báo cho người khác rằng đó là thông tin sai sự thật

Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/27092024/an-toan-thong-tin%20(1).jpg

Đáp án Cuộc thi Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật An ninh mạng 2018, những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an ninh mạng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018, có 13 biện pháp bảo vệ an ninh mạng đó là:

- Thẩm định an ninh mạng.

- Đánh giá điều kiện an ninh mạng.

- Kiểm tra an ninh mạng.

- Giám sát an ninh mạng.

- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng.

- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.

- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định.

- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật an ninh mạng 2018, “tài khoản số” là thông tin dùng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
07 hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Việc đảm bảo an ninh mạng phải gắn với trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu tổng quát của Đề án Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh giác: 12 hình thức lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh mạng
Nguyễn Thị Kim Linh
8,201 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào