Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không?

Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không? Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ như thế nào?

Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không?

Theo khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
[...]

Về vấn đề này, tại Mục 1 Công văn 163/TANDTC-PC năm 2024 giải đáp một số vướng mắc trong xét xử, trong đó có liên quan đến hình sự, tổ tụng hình sự cũng có nêu cụ thể như sau:

I. HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ
[...]
7. Một người có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp con ở cùng nhà với cha mẹ (nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” theo quy định tại Điều 158 của Bộ luật Hình sự không?
Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trường hợp con ở chung với cha mẹ mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, thì hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ” theo quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015 không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà (dù nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Đồng thời, hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ” theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không?

Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ như thế nào?

Đầu tiên, tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái cụ thể như sau:

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
[...]
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Đồng thời, tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
[...]
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ phải tối thiểu đạt được như sau:

- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nhà nước bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như thế nào?

Theo Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì Nhà nước bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:

[1] Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

[2] Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

[3] Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật Nuôi con nuôi 2010, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

[4] Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Hỏi đáp Pháp luật
Con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà có bị coi là xâm phạm chỗ ở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Nguyễn Thị Hiền
255 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào