Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cho tôi hỏi, xâm phạm chỗ ở của người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi từ anh Tùng (Lạng Sơn)

Các hành vi nào được xem là xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp?

Căn cứ khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác
...

Như vậy, xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp là người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác

Xâm phạm chỗ ở của người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?(Hình từ Internet)

Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt khi xâm phạm chỗ ở của người khác:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, khi xâm phạm chỗ ở của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức xử phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với một trong các hành vi sau:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mức xử phạt hành chính đối với thành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ:

Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

Như vậy, ngươi thực hiện hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ có thể bị phạt:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trân trọng!

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Phan Vũ Hiền Mai
1,862 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào