Mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo Mẫu MBB04 tại Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024:
Mẫu biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b, điểm k khoản 73, điểm c khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Riêng đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt của hình thức xử phạt tiền.
Thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính để xác định giá trị là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm d khoản 72, điểm đ khoản 73, điểm đ khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Điều 60. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
[...]
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ.
Trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 56/2024/TT-BYT quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện?
- Đã có Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước?
- Mẫu Diễn văn khai mạc đêm giao lưu văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ mới nhất năm 2025?
- Gen Beta là gì? Gen Beta từ năm nào? Gen Beta sinh năm nào được xem là người thành niên?
- Ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng?