Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Ngày 23/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, thay thế Thông tư 03/2021/TT-BTTTT.
Trong đó, theo Điều 2 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT, tiêu chuẩn chung dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đó là:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Trong danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập cử dự xét thăng hạng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định pháp luật có vị trí việc làm ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.
- Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng theo quy định.
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét thăng hạng biên tập viên hạng 3 lên hạng 2?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT, biên tập viên được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng 3 lên hạng 2 khi có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3.
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 không liên tục thì được cộng dồn).
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 01 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2024.
2. Bãi bỏ Thông tư số 03/2021/TT-BTTTT ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dụng, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông.
[...]
Như vậy, Thông tư 12/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 07/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?