Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như trên bản giấy?

Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy?

Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy?

Căn cứ Điều 6 Quyết định 2733/QĐ-BYT năm 2024 quy định cụ thể như sau:

Điều 6. Sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh
1. Bước 1. Đăng ký và tạo tài khoản, xác thực: người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID và đã xác thực định danh mức độ 2, tích hợp thông tin thẻ BHYT (nếu có). Đăng nhập ứng dụng VNeID và truy cập vào ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử”, đọc điều khoản và nhấn “Đồng ý sử dụng ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID”. Bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin y tế cơ bản khác.
2. Bước 2. Người dân sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám, chữa bệnh: người dân khi đi khám chữa bệnh nếu có Sổ sức khoẻ điện tử VNeID đề nghị xuất trình Sổ sức khoẻ VNeID thay cho sổ giấy.
3. Bước 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh: bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong Sổ sức khoẻ VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị.
Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy.
[...]

Theo đó, một trong những thông tin đề cập đến trong Hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh tại Quyết định 2733/QĐ-BYT là khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh:

Bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong Sổ sức khoẻ VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị.

Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; Giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy.

Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bắt đầu từ ngày 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại và giấy chuyển tuyến điện tử trên VNeID sẽ có giá trị pháp lý như bản giấy.

Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như trên bản giấy?

Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như trên bản giấy? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về 05 trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:

(1) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

(2) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

(3) Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

(4) Trường hợp cấp cứu:

- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

(5) Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT một số điểm bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế như sau:

- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

- Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

- Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó.

Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Sổ sức khỏe điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sổ sức khỏe điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 17/9/2024, phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như trên bản giấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quy trình liên thông dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử VNeID 2024 07 bước đơn giản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ sức khỏe điện tử
Nguyễn Thị Hiền
416 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào