Danh mục trang thiết bị khu vực dạy thực hành trong cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo QCVN 120:2019/BGTVT?
Danh mục trang thiết bị khu vực dạy thực hành trong cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo QCVN 120:2019/BGTVT?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 QCVN 120:2019/BGTVT quy định như sau:
Điều 5. Quy định về trang thiết bị đào tạo, huấn luyện
1. Huấn luyện an toàn bao gồm: Huấn luyện kỹ thuật cứu sinh; Huấn luyện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Huấn luyện kỹ thuật an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội; Huấn luyện kỹ thuật sơ cứu y tế theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chuẩn này.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt bao gồm: Huấn luyện cơ bản tàu dầu; Huấn luyện cơ bản tàu hóa chất; Huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng; Huấn luyện khai thác tàu dầu; Huấn luyện khai thác tàu hóa chất; Huấn luyện khai thác tàu khí hoá lỏng theo quy định tại Phụ lục 4 của Quy chuẩn này.
3. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Huấn luyện GMDSS - Chứng chỉ GOC, ROC; Phòng thực hành Thiên văn- Địa văn: Phòng mô phỏng buồng lái; Phòng mô phỏng buồng máy- điện, điện tử; Phòng phần mềm ứng dụng xếp dỡ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 5 của Quy chuẩn này.
4. Khu vực dạy thực hành bao gồm: Phòng thực hành máy sống; Phòng thực hành nồi hơi; Phòng thực hành sửa chữa; Phòng thực hành cơ khí; Khu vực hồ thực hành theo quy định tại Phụ lục 6 của Quy chuẩn này.
Theo đó, danh mục trang thiết bị khu vực dạy thực hành trong cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bao gồm:
[1] Phòng thực hành máy sống.
[2] Phòng thực hành nồi hơi.
[3] Phòng thực hành sửa chữa.
[4] Phòng thực hành cơ khí.
[5] Khu vực hồ thực hành.
Danh mục trang thiết bị khu vực dạy thực hành trong cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo QCVN 120:2019/BGTVT? (Hình từ Internet)
Điều kiện trở thành giảng viên và huấn luyện viên đào tạo thuyền viên hàng hải?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 147/2018/NĐ-CP, điều kiện trở thành giảng viên và huấn luyện viên đào tạo thuyền viên hàng hải cụ thể như sau:
- Giảng viên dạy lý thuyết: phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân công giảng dạy.
- Giảng viên và huấn luyện viên dạy thực hành:
+ Phải có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của Công ước STCW.
+ Đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan quản lý theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Ngoài các điều kiện trên, các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải còn phải tuân theo các quy định có liên quan của pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị thu hồi khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, huấn luyện bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở đào tạo, huấn luyện chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện;
b) Cơ sở đào tạo, huấn luyện cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở đào tạo, huấn luyện không tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận;
d) Hết thời hạn đình chỉ mà cơ sở đào tạo, huấn luyện không khắc phục được vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan biết, để phối hợp quản lý.
3. Cơ sở, đào tạo huấn luyện phải chấm dứt ngay hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Như vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị thu hồi khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện.
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện không tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
- Hết thời hạn đình chỉ mà cơ sở đào tạo, huấn luyện không khắc phục được vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?