Ngân hàng hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào?
Ngân hàng hợp tác xã có bắt buộc phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều 6. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với quy định tại Thông tư này, Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro và các quy định pháp luật khác có liên quan.
[...]
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
Việc ban hành phải phù hợp với quy định tại Thông tư 36/2024/TT-NHNN, Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ngân hàng hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-NHNN như sau:
Điều 7. Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới: Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Ngân hàng hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Quỹ tín dụng nhân dân gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Theo đó, ngân hàng hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Ngân hàng hợp tác xã phải gửi Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành.
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của ngân hàng hợp tác xã phải đáp ứng yêu cầu gì?
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của ngân hàng hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu có);
(2) Được áp dụng thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;
(3) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;
(4) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
(5) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;
(6) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;
(7) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;
(8) Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;
(9) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?