Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương?
- Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến thời điểm nào?
- Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương?
- Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước?
Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định về quy định chuyển tiếp như sau:
Điều 46. Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
[...]
Như vậy, chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương? (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Luật Căn cước 2023 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương như sau:
Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử tại địa phương.
2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử tại địa phương.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử theo quy định của pháp luật.
Như vây, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước và xác thực điện tử tại địa phương.
Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Luật Căn cước 2023 quy định về
Điều 39. Bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
b) Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý, trao đổi thông tin về dân cư và căn cước;
c) Bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh thông tin về dân cư và căn cước trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước được lưu trữ trên thiết bị lưu trữ đã được thực hiện các biện pháp chống truy nhập trái phép thông qua hệ thống bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành mạng.
Như vậy, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm trong việc bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước cụ thể như sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
- Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý, trao đổi thông tin về dân cư và căn cước;
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh thông tin về dân cư và căn cước trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng minh nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?