Chứng minh nhân dân đã được cấp và còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến khi nào?
- Chứng minh nhân dân đã được cấp và còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến khi nào?
- Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước khi sinh sống liên tục tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
- Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người đã chết do ai quyết định?
Chứng minh nhân dân đã được cấp và còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 46. Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
[...]
Theo đó, chứng minh nhân dân đã được cấp và còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Chứng minh nhân dân đã được cấp và còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến khi nào? (Hình từ Internet)
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước khi sinh sống liên tục tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 30. Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước
1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
2. Nội dung quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
a) Thu thập thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
b) Cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
c) Xác lập số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
d) Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước.
[...]
Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước khi sinh sống liên tục tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người đã chết do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 10. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
[...]
8. Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
[...]
Theo quy định này, việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người đã chết sẽ do người thừa kế của người đó quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?