Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024? Việc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024?

Căn cứ theo Thể lệ cuộc thi, thông tin tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024 như sau:

- Đối tượng dự thi: Là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An.

- Thời gian thi: Từ 07 giờ 00 phút ngày 20/9/2024 đến 24 giờ 00 phút ngày 09/10/2024.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên website của Cuộc thi tại địa chỉ: https://myaloha.vn/ct/32E9OO

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024 có thể tham khảo:

Câu 1: Quyền định đoạt là: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Câu 2: Ông A và bà B kết hôn năm 2003, quá trình chung sống ông bà tạo lập được 01 căn nhà, ông bà có 1 người con chung là anh C. Năm 2018 ông A chết. Năm 2020 bà B kết hôn với người khác. Hỏi bà B có được hưởng phần di sản của ông A để lại không: Có.

Câu 3: Trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu của bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước: Sau 01 năm.

Câu 4: Sở hữu chung của vợ chồng là gì: Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là đúng: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền lập di chúc và phải đảm bảo đủ điều kiện minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Câu 6: Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tòa án phải được gửi cho cơ quan nào để ghi chú theo quy định: UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết

Câu 7: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là khi nào: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là đúng: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Câu 9: Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi trở lên thì có phải xem xét nguyện vọng của người đó hay không: Phải xem xét nguyện vọng của người đó.

Câu 10: Những người nào sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc?

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Câu 11: Việc thay đổi họ được thực hiện trong trường hợp nào sau đây:

- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.

- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.

- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.

Câu 12: Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ gì?

- Giữ bí mật nội dung di chúc.

- Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc.

- Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

Câu 13: Tổ trưởng tổ hòa giải có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

- Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên.

- Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định.

Câu 14: Hòa giải viên ở cơ sở không được tiến hành hòa giải mâu thuẫn nào sau đây: Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng

Câu 15: Ai chủ trì việc tổ chức bầu hòa giải viên: Trưởng ban công tác Mặt trận.

Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024: Tại đây

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, việc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:

- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

- Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

- Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.

- Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/20092024/tim-hieu-phap-luat%20(5).jpg

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Long An năm 2024? (Hình từ Internet)

Hòa giải viên ở cơ sở có được từ chối tiến hành hòa giải không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định như sau:

Điều 10. Nghĩa vụ của hòa giải viên
1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.
3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
4. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
5. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Như vậy, hòa giải viên ở cơ sở được từ chối tiến hành hòa giải trong trường hợp bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào