Năm 2024, lắp gương chiếu hậu xe máy như thế nào để không bị phạt?

Năm 2024, lắp gương chiếu hậu xe máy như thế nào để không bị phạt? Xe máy không có gương chiếu hậu bên trái bị phạt bao nhiêu tiền?

Gương chiếu hậu được hiểu như thế nào?

Tại tiết 1.3.1 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT có quy định về gương chiếu hậu như sau:

Giải thích từ ngữ
1.3.1. Gương chiếu hậu: Bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.
1.3.2. Kiểu gương chiếu hậu: Các gương chiếu hậu được coi là cùng kiểu nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:
1.3.2.1. Kích thước và bán kính cong bề mặt phản xạ của gương;
1.3.2.2. Kết cấu, hình dáng hoặc vật liệu chế tạo gương và các bộ phận liên kết với xe.
1.3.3. Bán kính cong trung bình r: Giá trị bán kính cong của bề mặt phản xạ gương được xác định theo phương pháp được mô tả ở mục B.2, phụ lục B của quy chuẩn này.
1.3.4. Bán kính cong chính tại một điểm trên bề mặt phản xạ ri : Giá trị đo được bằng thiết bị nêu trong phụ lục B, đo trên cung tròn của bề mặt phản xạ theo hướng có kích thước lớn nhất của gương.
1.3.5. Bán kính cong chính tại một điểm trên bề mặt phản xạ r’i : Giá trị đo được bằng thiết bị nêu trong phụ lục B, đo trên cung tròn của bề mặt phản xạ theo hướng vuông góc với hướng có kích thước lớn nhất.

Như vậy, có thể hiểu gương chiếu hậu là gương được thiết kế dùng để quan sát phía sau xe.

Năm 2024, lắp gương chiếu hậu xe máy như thế nào để không bị phạt?

Năm 2024, lắp gương chiếu hậu xe máy như thế nào để không bị phạt? (Hình từ Internet)

Năm 2024, lắp gương chiếu hậu xe máy như thế nào để không bị phạt?

Căn cứ Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, cụ thể:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
[....]
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
[...]

Bên cạnh đó, tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT, gương chiếu hậu cần đáp ứng đúng quy định về kích thước như sau:

2.2. Quy định về kích thước
2.2.1. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
2.2.2. Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
2.2.3. Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

Theo đó, khi tham gia giao thông xe máy cần phải đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông. Bên cạnh đó phải bảo đảm có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Như vậy, việc lắp gương chiếu hậu xe máy phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:

- Các gương phải được lắp đặt chắc chắn và điều chỉnh được vùng quan sát giúp người lái xe có thể nhìn rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái

- Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.

- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

Xe máy không có gương chiếu hậu bên trái bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về lỗi xe không có gương chiếu hậu của xe máy như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
[...]

Như vậy, điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, cũng phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào