Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 02-NQ/TU?

Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Để đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp và xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, ngày 19/11/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tải Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

Tại đây

Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 02-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Bình về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Tại đây có mục tiêu cụ thể như sau:

* Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Phát triển chính quyền số:

+ Có 80% trở lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập, bao gồm các thiết bị di động.

+ Hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt trên 90% ở cấp tỉnh, 80% ở cấp huyện và trên 60% ở cấp xã.

+ 100% văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo và được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống dùng chung của tỉnh, liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

+ 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công, khai báo một lần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và suốt cuộc đời của người dân.

+ Trên 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát triển kinh tế số:

+ Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP.

+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 10% trở lên; năng suất lao động (giá so sánh) tăng 9%/năm trở lên; tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh đạt 50% trở lên.

- Phát triển xã hội số:

+ Từng hộ gia đình đều tiếp cận được dịch vụ Internet băng thông rộng. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh.

+ Tỷ lệ người dân từ đủ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%. Ưu tiên các dịch vụ thông minh để giải quyết các vấn đề thiết yếu như: Y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, trật tự giao thông, an ninh.

* Mục tiêu định hưởng đến năm 2030

- Phát triển chính quyền số:

100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập; 100% hồ sơ công việc ở các cấp được xử lý trên môi trường mạng; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện phổ biến trên môi trường số và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát triển kinh tế số:

Phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP; 100% doanh nghiệp áp dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động tăng trên10%/năm.

- Phát triển xã hội số dựa trên nền tảng đô thị thông minh; phổ biến trên môi trường số các hoạt động học tập, lao động, sản xuất và phục vụ đời sống Nhân dân. Triển khai các kênh tương tác trực tuyến để Nhân dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Tỷ lệ người dẫn từ đủ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 80%.

Mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 là gì?

Theo Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 bao gồm các nội dung như sau:

(1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

(2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Kinh tế số chiếm 20% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);

- Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

(3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào