Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất?

Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất?

Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất?

Theo đó, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 bao gồm 32 Quy tắc Đạo đức như sau:

- Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư.

- Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

- Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư.

- Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng.

- Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Quy tắc 6. Tôn trọng khách hàng.

- Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin.

- Quy tắc 8. Thù lao.

- Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng.

- Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 12. Thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 14. Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích.

- Quy tắc 16. Thông báo kết quả thực hiện vụ việc.

- Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp của luật sư.

- Quy tắc 18. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Quy tắc 19. Cạnh tranh nghề nghiệp.

- Quy tắc 20. Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp.

- Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp.

- Quy tắc 22. Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư.

- Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

- Quy tắc 24. Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư.

- Quy tắc 25. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.

- Quy tắc 26. Quy tắc chung khi tham gia tố tụng.

- Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa.

- Quy tắc 28. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

- Quy tắc 29. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.

- Quy tắc 30. Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.

- Quy tắc 31. Thông tin, truyền thông.

- Quy tắc 32. Quảng cáo.

Tải về trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất: Tại đây

Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất?

Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất? (Hình từ Internet)

Người tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về người tập sự hành nghề luật sự cụ thể như sau:

Người tập sự hành nghề luật sư
1. Người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:
a) Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư.
2. Người đang tập sự hành nghề luật sư mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải chấm dứt tập sự và không được công nhận thời gian đã tập sự. Người đã hoàn thành thời gian tập sự mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì không được công nhận thời gian đã tập sự.

Như vậy, người tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể sau là một trong những bước đầu để bước chân và hành nghề Luật sư, bao gồm:

- Phải trung thành với Tổ quốc

- Tuân thủ Hiến pháp đặt ra.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng cử nhân Luật hoặc thạc sỹ luật;

- Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư

- Lưu ý: Người đang tập sự hành nghề Luật sư mà bị phát hiện không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì phải chấm dứt tập sự và không được công nhận thời gian đã tập sự (người đã hoàn thành tập sự cũng như vậy).

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, bao gồm những giấy tờ sau:

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (tải về mẫu đơn).

Tại đây

- Phiếu lý lịch tư pháp (tải về mẫu phiếu).

Tại đây

- Giấy chứng nhận sức khỏe.

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật.

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Lưu ý: Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư trên là dành cho người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. (Không dành cho người được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư)

Đồng thời, người thuộc một trong những trường hợp sau sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư dù có nộp hồ sơ.

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư về công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. (Điều 10 Luật Luật sư 2006).

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

- Không thường trú tại Việt Nam.

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý.

- Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ 32 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư bị xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại sao luật sư bào chữa cho người bị buộc tội? Thù lao của luật sư được chỉ định bào chữa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những quy tắc đạo đức và ứng xử nào của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư có sứ mệnh gì? Khi đang hành nghề luật sư nhưng lại nhận chức vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách hàng tặng quà cho vợ của Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức luật sư Việt Nam hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,475 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào