Quy định về ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ 02/11/2024?
Quy định về ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ 02/11/2024?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 96/2020/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 68/2024/TT-BTC quy định về ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán như sau:
(1) Ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là tiếng Việt. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh theo quy định tại (2), (3).
- Thông tin công bố bằng tiếng Anh phải bảo đảm thống nhất với nội dung thông tin công bố bằng tiếng Việt.
- Trường hợp có sự khác biệt hoặc có cách hiểu khác giữa thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì thông tin bằng tiếng Việt được áp dụng.
(2) Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh theo lộ trình như sau:
- Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;
- Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác của công ty đại chúng đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026;
- Công ty đại chúng không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5 Thông tư 96/2020/TT-BTC công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2027;
- Công ty đại chúng không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5 Thông tư 96/2020/TT-BTC công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác của công ty đại chúng đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
(3) Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Quy định về ngôn ngữ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ 02/11/2024? (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào phải thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 118 Luật Chứng khoán 2019 quy định về đối tượng công bố thông tin như sau:
- Công ty đại chúng;
- Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
- Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
- Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật Chứng khoán 2019 và người có liên quan của người nội bộ;
- Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
- Đối tượng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 119 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
- Các đối tượng khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố.
- Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.
- Đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- 05 Điều kiện phải đáp ứng khi chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện từ 10/12/2024?