Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những giấy tờ gì?
Cơ quan nào được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
[...].
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
c) Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
d) Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là cơ quan quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
[...]
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ bao gồm:
- Cơ quan quản lý đường bộ ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp xã là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Điều 8. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này.
c) Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này.
[...]
Theo đó, hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;
- Hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP
- Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức sau:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?