Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên trình Quốc hội tháng 10/2024?
Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên trình Quốc hội tháng 10/2024?
Theo Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD Về việc đề nghị thẩm định dự án Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì dự án Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).
Tải Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và đào tạo:
Hồ sơ gửi thẩm định kèm theo Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD:
Tải dự thảo Luật Nhà giáo (Lần 3)
Theo Điều 43 Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) như sau:
Điều 43. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
1. Nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được hưởng lương và phụ cấp như sau:
a) Lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
b) Phụ cấp thâm niên;
c) Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề;
d) Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo quy định tại khoản 1 Điều này có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
3. Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.
Theo đó, nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được hưởng lương và phụ cấp như sau:
- Lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề;
- Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tại dự thảo mới nhất, nhà giáo sẽ tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên. Đồng thời, nhà giáo được hưởng lương theo bảng lương được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực.
Trước đó, Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức). Tuy nhiên, vì nhiều lý do việc thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm chưa thể thực hiện được và Chính phủ đã quyết định tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024. Nhà giáo vẫn được giữ nguyên các khoản phụ cấp cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm.
Nếu Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) được thông qua thì nhà giáo vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên.
Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên trình Quốc hội tháng 10/2024? (Hình từ Internet)
Giáo viên nào được nhận phụ cấp thâm niên hiện nay?
Theo Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định giáo viên sau thuộc đối tượng nhận phụ cấp thâm niên:
Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bao gồm:
- Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
- Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
Lưu ý: Các đối tượng không thuộc các đối tượng trên mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CPquy định mức phụ cấp thâm niên nhà giáo đến trước 1/7/2024 được xác định bằng công thức dưới đây:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
* Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?