Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong nước về những công việc nào?

Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp ở trong nước về những công việc nào? Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử thế nào trong quan hệ với đồng nghiệp?

Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp ở trong nước về những công việc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:

Điều 11. Ứng xử trong mối quan hệ khác
1. Không được thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định khác có liên quan đối với việc góp vốn vào doanh nghiệp.
2. Không làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn, môi giới đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia, đến Kiểm toán nhà nước.
3. Không tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; không cho vay trái quy định của pháp luật; không sử dụng các chất ma túy, uống rượu, bia đến mức bê tha và không tham gia các tệ nạn xã hội khác làm ảnh hưởng tới nhân phẩm của Kiểm toán viên nhà nước và ảnh hưởng đến uy tín của Kiểm toán nhà nước.
4. Không mê tín, hoạt động mê tín; không ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động do tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.

Theo đó, Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp ở trong nước, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc sau đây:

- Các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác;

- Các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

- Các công việc khác mà việc tư vấn, môi giới đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia, đến Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong nước về những công việc nào?

Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong nước về những công việc nào? (Hình từ Internet)

Kiểm toán viên nhà nước phải làm gì khi phát hiện đơn vị được kiểm toán báo cáo thiếu khách quan thông tin?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:

Điều 8. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
[...]
2. Các hành vi phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác trong hoạt động kiểm toán
Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với lãnh đạo cấp trên của mình, trường hợp lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có chỉ đạo xác minh, làm rõ thì Kiểm toán viên nhà nước báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán khi phát hiện đơn vị được kiểm toán có các hành vi sau:
a) Có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực;
b) Sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán;
c) Can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm toán;
d) Lợi dụng ảnh hưởng tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm toán;
đ) Mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất nhằm đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán không đúng bản chất sự việc;
g) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán.
[...]

Như vậy, trường hợp phát hiện đơn vị được kiểm toán báo cáo thiếu khách quan thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán thì Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với lãnh đạo cấp trên của mình.

Trường hợp lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có chỉ đạo xác minh, làm rõ thì Kiểm toán viên nhà nước báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.

Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử thế nào trong quan hệ với đồng nghiệp?

Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử với đồng nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 như sau:

- Trong quan hệ với đồng nghiệp, Kiểm toán viên nhà nước phải tự giác xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ cộng tác, hợp tác tốt với đồng nghiệp; phải trung thực, có thái độ thân thiện, cởi mở, chào hỏi khi gặp nhau; tôn trọng, bảo vệ danh dự và giữ uy tín của đồng nghiệp;

Không gây ồn ào, mất trật tự trong cơ quan hoặc to tiếng khi giao tiếp; không gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết nội bộ hoặc lợi dụng góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp; không quấy rối, gây phiền hà cho đồng nghiệp.

- Trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán phải phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành công việc đúng tiến độ và hiệu quả cao nhất.

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Giao tiếp nhận thông tin đường dây nóng Kiểm toán Nhà nước phải được thực hiện như thế nào theo Quyết định 1392?
Hỏi đáp Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước giải thể khi nào? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài cần phải có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước ít nhất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước? Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán nhà nước ban hành Kế hoạch kiểm toán năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra kiểm toán nhà nước như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán Nhà nước
331 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào