Mực nước sông Hồng mới nhất hôm nay (13/09/2024)? Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang báo động cấp mấy?
Mực nước sông Hồng mới nhất hôm nay (13/09/2024)? Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang báo động cấp mấy?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ sáng sớm nay mực nước tại tất cả các sông Bắc Bộ đã bắt đầu xuống.
Dự báo khu vực đang bị ngập ngoài đê sông Hồng tại Hà Nội sẽ hết sau 2-3 ngày tới, vùng ven sông hạ du sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên) cần thêm ít nhất 3-5 ngày.
Riêng vùng trũng thấp ở Chương Mỹ ven sông Bùi, sông Tích cần thêm khoảng 7-10 ngày.
Theo đó, ngày 13/9/2024, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa ban hành DBLU-26/09h00/DBQG Tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình tin cảnh bão lũ trên sông Hồng. Cụ thể như sau:
Cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình lũ lúc 07h00 ngày 13/9:
(1) Hiện trạng diễn biến lũ đã qua
- Lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đang xuống chậm.
- Lũ trên sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương) đang xuống chậm.
- Lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) tại Bến Đế đang xuống
- Lũ trên sông Thương (tỉnh Bắc Giang) đang xuống chậm.
- Lũ trên sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đang xuống nhanh.
- Lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang xuống chậm.
Mực nước lúc 07h/13/9, trên các sông như sau:
- Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,66m, trên BĐ3 1,36m; dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84m) 0,18m
- Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 6,95m, trên BĐ3 0,65m;
- Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,23m, dưới BĐ3 0,07m;
- Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,82m, trên BĐ3 0,82m;
- Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 6,04m, trên BĐ3 0,04m;
- Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,02m, dưới mức BĐ2 0,48.
Như vậy, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang báo động dưới mức báo động 2 0,48.
Mực nước sông Hồng mới nhất hôm nay (13/09/2024)? Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang báo động cấp mấy? (Hình từ Internet)
Những chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai 2024?
Theo Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:
[1] Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
[2] Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng chống thiên tai.
[3] Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
[4] Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai.
[5] Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng chống thiên tai.
[6] Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
[7] Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Đóng góp tự nguyện cho phòng chống thiên tai dưới những hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai như sau:
Điều 11. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai
1. Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
2. Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.
Như vậy, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?