Âm lịch tháng 8 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy dương? Chi tiết lịch âm tháng 8?
Tháng 8 Năm 2024: Lịch Âm Tháng 8 chi tiết, đầy đủ và mới nhất?
Tháng 8 âm lịch là một thời điểm đặc biệt trong năm, thường gắn liền với nhiều lễ hội và hoạt động văn hóa phong phú.
Tháng này thường được gọi là tháng "Bính Dần" trong lịch âm, và thường diễn ra vào khoảng tháng 9 dương lịch. Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong tháng 8 âm lịch là Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Trông Trăng, khi mọi người sum vầy bên gia đình, thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng.
Ngoài ra, tháng 8 âm lịch cũng là thời điểm quan trọng cho các hoạt động nông nghiệp, khi mùa vụ thu hoạch bắt đầu. Những ngày này, không khí vui tươi, ấm áp lan tỏa khắp nơi, mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người.
Theo đó, lịch âm tháng 8 năm 2024 có 30 ngày. Trong đó, tháng 8 âm lịch sẽ bắt đầu vào ngày 03/09 và kết thúc và ngày 02/10 theo dương lịch.
Cùng xem tháng 8 Năm 2024: Lịch Âm Tháng 8 chi tiết, đầy đủ và mới nhất:
Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Có được nghỉ làm vào ngày Rằm tháng 8 không?
Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung thu, được tổ chức kéo dài từ ngày 14 - 16 tháng 8 âm lịch hằng năm, vì ngày này mặt trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất.
Vào ngày lễ này, mỗi gia đình sẽ thường quây quần bên nhau, thưởng thức những chiếc bánh trung thu cùng với những tách trà như một biểu hiện sự đoàn viên và sum vầy. Đây là nguồn gốc cho tên gọi Tết Trung thu.
Ở Việt Nam, Tết trung thu còn được gọi với nhiều tên khác nhau dựa trên các hoạt động, bản chất và đối tượng tham gia của ngày lễ này.
Một số địa phương còn gọi là Tết trông trăng, Tết Thiếu nhi (Tết trẻ con), Tết Đoàn viên, Tết hoa đăng,..
Theo lịch âm tháng 8, Rằm tháng 8 Âm lịch hay Tết Trung thu năm 2024 sẽ rơi vào ngày 17 tháng 9 năm 2024 (thứ Ba) dương lịch.
Tuy nhiên, đối với vấn đề người lao động có được nghỉ làm vào ngày Rằm tháng 8 không thì tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết cụ thể như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
[...]
Đồng thời tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trong số những ngày người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương và ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương thì không có quy định cho ngày Tết Trung thu (Rằm tháng 8).
Tuy nhiên nếu người lao động có nhu cầu muốn được nghỉ vào ngày này có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách xin nghỉ trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương và được người sử dụng lao động đồng ý.
Âm lịch tháng 8 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy dương? Chi tiết lịch âm tháng 8? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết Trung thu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết Trung thu như sau:
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng (theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (tại điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng (theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (tại điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng (theo điểm e khoản 8 Điều 6Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (tại điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?