Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hành vi đá gà ăn tiền bị xử phạt hành chính như thế nào? Đá gà ăn tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cú Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 118. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Theo đó, khi cơ quan điều tra tổ chức bắt quả tang một vụ đá gà dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật, thường có rất đông người tham gia đá gà, tổ chức đá gà và xem đá gà. Sau khi lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm giữ 03 ngày để điều tra làm rõ.

Các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào kết quả tài liệu xác minh, điều tra thu thập được:

- Nếu có đủ tài liệu xác định người có tham gia đá gà (hoặc tổ chức đá gà) ăn tiền thì sẽ bị xử lý theo quy định của Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu hành vi đá gà ăn tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

- Nếu có đủ tài liệu xác định chỉ đi xem đá gà thì sẽ được trả tự do, không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc (hoặc tổ chức đánh bạc).

- Nếu hành vi của người đứng xem đá gà đủ yếu tố cấu thành tội khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã vi phạm.

Như vậy, nếu có đủ tài liệu xác định chỉ đi xem đá gà thì sẽ được trả tự do, không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu hành vi của người đứng xem đá gà đủ yếu tố cấu thành tội khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã vi phạm.

Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Hành vi đá gà ăn tiền bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
[...]
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
[...]
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Theo đó, hành vi đá gà ăn tiền bị xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính này.

Đá gà ăn tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, người đá gà ăn tiền hay tham gia đá gà ăn thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy vào mức độ và hành vi.

Ngoài ra người tham gia đá gà ăn tiền còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tạ Thị Thanh Thảo
612 lượt xem
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế lời Quốc ca bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy cứu hình sự hành vi Môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy từ 18/6/2024? Cho ví dụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy cứu trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào